A PHP Error was encountered

Severity: Notice

Message: Undefined index: HTTP_ACCEPT_ENCODING

Filename: front_end/template.php

Line Number: 1

8 mẹo giúp người đau cột sống cổ thắt lưng phục hồi nhanh hơn

Tin tức

8 mẹo giúp người đau cột sống cổ thắt lưng phục hồi nhanh hơn

Theo thống kê, cứ 10 người lại có khoảng 8 người mắc đau cột sống cổ hoặc cột sống thắt lưng vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Thực hiện một số mẹo có thể giúp người đang đau cột sống cổ, thắt lưng phục hồi nhanh hơn.

Đau cột sống cấp tính là những cơn đau khởi phát đột ngột, biểu hiện dữ dội, nhưng thường thoái lui sau khoảng vài ngày đến vài tuần. Tuy nhiên, một số bệnh nhân vẫn sẽ tiếp tục đau dai dẳng, thậm chí đau sau khi đã được điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật, lúc này tình trạng đau được xếp loại là đau mạn tính.

Những chỉ dẫn dưới đây có thể sẽ giúp ích được cho nhiều bệnh nhân đau cột sống cổ hoặc cột sống thắt lưng. Nếu một hay một số chỉ dẫn này khiến bệnh nhân tăng đau tại cột sống, đau lan xuống chi trên hay chi dưới, hoặc tăng tình trạng yếu cơ chi trên hay chi dưới, bệnh nhân không nên tiếp tục các hoạt động này mà nên thăm khám các bác sĩ hay chuyên gia vật lý trị liệu.

1. Xử trí đơn giản

Nếu bệnh nhân cảm thấy mình vừa xuất hiện đau cột sống, hãy tìm cách giảm áp lực lên cột sống. Không phải bệnh nhân nào cũng có thể lựa chọn giải pháp đó, có những người biểu hiện đau vô cùng trầm trọng, bệnh nhân buộc phải khom lưng, khuỵu gối và cố gắng giữ nguyên tư thế đó để giảm đau. Một số khác vẫn có thể sinh hoạt tương đối bình thường, tuy nhiên tình trạng đau diễn biến liên tục khiến họ cảm thấy kTrái với quan điểm của nhiều người, các nghiên cứu khoa học về tình trạng đau cột sống cấp tính cho thấy rằng, nhiều bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi, hạn chế vận động vài ngày, đồng thời uống các thuốc không kê đơn thật hợp lý, là đủ để những cơ đang căng cứng trở nên thư giãn và thả lỏng.

Tuy nhiên, bệnh nhân cần trao đổi với các chuyên gia y tế trước khi uống bất kể loại thuốc nào, đặc biệt nếu đang mắc bệnh mạn tính hoặc bất kỳ lý do gì đang phải uống các thuốc khác.

2. Chườm lạnh sau đó rồi chườm nóng

Chườm lạnh và chườm nóng đều giúp giảm nhẹ những cơn đau do căng cứng cơ và dây chằng. Chườm lạnh giúp giảm sưng nề, giảm đau, có vai trò giống như gây tê tại chỗ; tuy nhiên tác dụng này sẽ mất sau giai đoạn 48 giờ. Ở giai đoạn muộn này, chườm nóng sẽ giúp tăng lưu thông máu đến các mô nằm dưới sâu cơ thể, và giúp thư giãn các cơ co.

Nguyên tắc chườm: "Chườm lạnh trong 48 giờ đầu, giai đoạn sau chườm nóng"
8 mẹo giúp người đang đau cột sống cổ, thắt lưng phục hồi nhanh hơn  - Ảnh 2.

Đau cột sống cấp tính là những cơn đau khởi phát đột ngột, biểu hiện dữ dội, nhưng thường thoái lui sau khoảng vài ngày đến vài tuần.

3. Sử dụng các thuốc không kê đơn

Đáp ứng viêm là một phản ứng của cơ thể, nhằm tự vệ trước các tác nhân kích ứng hay tổn thương, đặc trưng bằng bốn biểu hiện gồm đỏ, đau, sưng, nóng.

Để giảm đau và thúc đẩy phục hồi sau thương tổn, bệnh nhân thường được chỉ định các thuốc không kê đơn như ibuprofen, naproxen sodium, aspirin hay ketoprofen. Các thuốc này thuộc một nhóm thuốc gọi là thuốc kháng viêm không steroid (non-steroidal anti-inflammatory drugs, viết tắt NSAIDs), có khả năng giảm viêm và giảm đau hiệu quả.

Sử dụng NSAIDs trong thời gian dài có thể gây các vấn đề về đường ruột và tiêu hóa, do đó bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế trước khi dùng NSAIDs hay bất kỳ loại thuốc nào khác.

Các thuốc NSAIDs không kê đơn chỉ được sử dụng trong đợt ngắn hạn, bệnh nhân không được dùng một thuốc liên tục quá một tuần trừ khi có chỉ định của thầy thuốc.

Một số bệnh nhân có thể sẽ được khuyên dùng acetaminophen. Acetaminophen không phải là thuốc kháng viêm, tuy nhiên có tác dụng giảm đau hiệu quả mà không gây các tác dụng phụ về tiêu hóa như khi dùng NSAIDs trong thời gian dài.

Tuy nhiên, acetaminophen cũng sẽ gây những tác dụng phụ khác, do đó bệnh nhân nên tuân thủ các nguyên tắc chung khi dùng thuốc như sau:

  • Luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc
  • Theo dõi nếu có những tác dụng không mong muốn được liệt kê trong tờ hướng dẫn
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc.

4. Massage

Nếu có người trợ giúp, bệnh nhân có thể thử các phương pháp massage nhẹ nhàng, giúp giảm đau phần nào nhờ thư giãn các cơ và dây chằng đang căng cứng.

5. Duy trì vận động

Các nghiên cứu cho thấy rằng vận động cường độ ít cho cơ và khớp sẽ tốt hơn chỉ nằm và uống thuốc đối với các bệnh lý đau thuần túy tại cột sống thắt lưng.

Việc hạn chế vận động là vô cùng quan trọng để phòng tránh thương tổn, tuy nhiên khi tình trạng đau dần giảm nhẹ, bệnh nhân nên vận động nhẹ nhàng các cơ và khớp thay vì hạn chế như ban đầu. Các bài tập đơn giản có thể giúp thúc đẩy quá trình hồi phục, tuy nhiên bệnh nhân cũng cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế, hoặc các thầy thuốc chuyên khoa về cột sống để xác định liệu chương trình tập như thế nào sẽ phù hợp với tình trạng hiện tại của bản thân.

6. Chỉnh sửa thói quen trong sinh hoạt

Khi đã có biểu hiện đau cột sống, bệnh nhân cần thực hiện những thay đổi nhất định trong cung cách sinh hoạt thường nhật. Chìa khóa để phục hồi tốt sau đau cột sống cổ hay cột sống thắt lưng cấp tính là duy trì đường cong sinh lý của cột sống. Đệm đỡ cho vùng hõm thắt lưng và tập tư thế tốt sẽ giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng hơn.

Tránh các hoạt động đòi hỏi phải cúi lưng, cúi cổ. Khi ho, hắt hơi, hay khi đứng dậy, nên hơi ưỡn cột sống ra sau để tăng độ ưỡn cho cột sống thắt lưng.

7. Tập luyện điều độ

Tập luyện thường xuyên và điều độ đóng vai trò quan trọng trong phòng tránh đau và tổn thương cột sống.
Chương trình tập các bài cơ lực, giãn cơ, và hiếu khí giúp cải thiện thể trạng chung của người bệnh.
Các nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân có tình trạng thể chất tốt sẽ ít có nguy cơ đau và tổn thương cột sống hơn, và nếu đã mắc phải cũng sẽ phục hồi nhanh hơn so với những bệnh nhân có thể chất kém tối ưu hơn.

8. Đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng khi nào nên đi khám bác sĩ?

Hầu hết các ca bệnh đau lưng thuần túy sẽ cải thiện trong vòng một đến hai ngày nếu bệnh nhân hạn chế vận động và dùng các thuốc thường quy không kê đơn đúng cách. Nếu bệnh nhân ngày càng phải uống thuốc nhiều hơn mới giảm đau, hoặc cơn đau có xu hướng nặng lên, cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa cột sống.

Sau khi khai thác bệnh sử, khám lâm sàng, và thực hiện các test chẩn đoán cần thiết, bác sĩ có thể sẽ xác định được căn nguyên gây đau và đề xuất những phương án điều trị thích hợp.

Không phải bệnh lý đau mạn tính nào cũng có thể điều trị được. Kiểm soát đau là một phương thức tiếp cận toàn diện, giúp bệnh nhân có thể chịu được cơn đau thông qua học hỏi các kỹ năng thể chất, cảm xúc, nhận thức và xã hội.

Các phương pháp được sử dụng có thể bao gồm luyện tập thể chất, vật lý trị liệu, thư giãn, châm cứu, thay đổi hành vi, điều hòa ngược sinh học, thôi miên, và tham vấn.

Khi thực hiện các kỹ thuật kiểm soát đau, bệnh nhân cũng đang kiểm soát sức khỏe của chính bản thân. Những kỹ thuật này giúp não bộ của người bệnh tự sản xuất chất giảm đau nội sinh gọi là các endorphin, hiểu nôm na là chất giảm đau "tự sản xuất".


Bình luận



Tin liên quan

Củ cải trắng trị bệnh hô hấp

Củ cải trắng trị bệnh hô hấp

( Công ty sản xuất giường inox bệnh nhân Bảo Anh)Ngoài việc làm thức ăn, củ cải còn là vị thuốc quý chữa ho, viêm họng, viêm phế quản... Củ cải trắng có tên thuốc là la bạc tử hay lai phục tử, la bặc tử, rau lú bú… Tên khoa học Raphanus sativus L. Thuộc họ cải Brassicaceae hay chữ thập (Crucifereae), được trồng phổ biến khắp nước ta. Trong 100g củ cải có năng lượng 17kcal, nước 95,04g, protein 0,67g, chất béo 0,24g, carbohydrate 3,43g, đường tổng số 1,83, chất xơ 1,6g; chất khoáng như: canxi (Ca) 17mg, sắt (Fe) 0,15g, magiê (Mg) 9mg, phốt pho (P) 24mg, kali (K) 285mg, sodium (Na) 249mg, selenium (Se) 0,7mg, vitamin C 15,1mg, niacin (vitamin B3) 0,15mg, folate 17mg, choline 6,8mg.

Xem thêm
Cứng khớp buổi sáng  đối phó thế nào?

Cứng khớp buổi sáng đối phó thế nào?

Thiết bị y tế Bảo Anh - Cứng khớp buổi sáng là một biểu hiện khó chịu thường gặp nhất của các bệnh nhân đau cơ mạn tính, viêm khớp

Xem thêm
Nhiễm HPV có gây ung thư ở nam giới không?

Nhiễm HPV có gây ung thư ở nam giới không?

Đa số trường hợp, nhiễm HPV không gây ra bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào ở cả hai giới, mặc dù một số týp HPV gây ra sùi mào gà.

Xem thêm
Phương pháp nắn  bó bột  tập vận động trong điều trị gãy xương

Phương pháp nắn bó bột tập vận động trong điều trị gãy xương

( Công ty sản xuất giường y tế bệnh viện) Suckhoedoisong.vn - Sau khi nạn nhân bị gãy xương do tai nạn giao thông hay tai nạn lao động, các cơ sở y tế thường thực hiện phương pháp nắn xương, bó bột bất động hai khớp xương lân cận và tập vận động là phương pháp điều trị chỉnh hình chủ yếu được áp dụng tại nước ta cũng như ở nhiều nước khác trên thế giới.

Xem thêm