A PHP Error was encountered

Severity: Notice

Message: Undefined index: HTTP_ACCEPT_ENCODING

Filename: front_end/template.php

Line Number: 1

Tiêm kháng sinh: Coi chừng sốc phản vệ

Tin tức

Tiêm kháng sinh: Coi chừng sốc phản vệ

( Công ty sản xuất thiết bị y tế Bảo Anh, giường inox, ống nghiệm máu EDTA, mỏ vịt nhựa) Trên một số báo còn có những bài viết của người không có chuyên môn về y tế nên có những nhận định chưa chính xác hoặc nhầm lẫn giữa các loại thuốc kháng sinh.

Trên các phương tiện thông tin đại chúng gần đây có đưa tin một số trường hợp người bệnh bị tử vong ngay sau khi tiêm kháng sinh (KS). Trên một số báo còn có những bài viết của người không có chuyên môn về y tế nên có những nhận định chưa chính xác hoặc nhầm lẫn giữa các loại thuốc KS nên có thể làm cho bạn đọc bối rối vì thông tin không đầy đủ. Có báo còn nhầm lẫn giữa hai loại thuốc KS là cephotaxim và ceftriaxon.

Tiêm thuốc KS phải đề phòng sốc phản vệ (SPV)

Trước hết phải nhắc lại rằng thuốc là con dao hai lưỡi, bên cạnh những lợi ích để phòng ngừa và điều trị bệnh, thuốc cũng có thể gây ra những phản ứng bất lợi, những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong cho người dùng thuốc. Loại thuốc nào cũng có thể gây ra những tác hại như vậy, nhưng riêng thuốc KS thì mức độ nguy hiểm lại càng cao. Đã có nhiều trường hợp bệnh nhân tử vong ngay sau khi tiêm thuốc KS mặc dù nhân viên y tế đã tuân thủ nghiêm chỉnh quy tắc điều trị khi dùng thuốc. Đó là những ca SPV, một dạng dị ứng thuốc nghiêm trọng và đặc biệt nguy hiểm, nhiều khi là bất khả kháng do cơ địa dị ứng của người được dùng thuốc. Nguy hiểm hơn, SPV có thể xảy ra ở liều dùng rất nhỏ (tức là SPV có thể xảy ra ngay khi thử test), không có dấu hiệu báo trước và mọi phương tiện cấp cứu sau khi đã đưa thuốc vào người đều không cứu được bệnh nhân. Đó là rủi ro không ai mong muốn mà người dùng thuốc cần biết để chia sẻ với ngành y tế nếu có phản ứng có hại nguy hiểm xảy ra trong quá trình dùng thuốc. Tại nhiều địa phương, dị ứng thuốc chiếm tỷ lệ hơn 8,5% dân số, trong đó nguy hiểm nhất là SPV, chiếm khoảng 10% trong số các ca dị ứng thuốc. Trong số người bị SPV, khoảng 10% tử vong. Trong ngành y, SPV được coi là một tai biến kinh hoàng, một dạng dị ứng cấp tính với những biểu hiện rất rầm rộ: người bệnh choáng váng, nổi mày đay, huyết áp tụt, tím tái, vã mồ hôi, khó thở, mất ý thức...

 

Nhân viên y tế truyền dịch cho trẻ bị sốc phản vệ.

Chỉ tiêm thuốc KS khi thật sự cần thiết

Tiêm thuốc KS có những ưu điểm là thuốc được hấp thu trực tiếp và trọn vẹn vào máu nên có tác dụng nhanh và hiệu quả cao, đồng thời thuốc không qua hệ tiêu hóa nên không bị dịch tiêu hóa hoặc gan chuyển hóa. Tiêm truyền tĩnh mạch dung dịch thuốc KS cho phép thuốc nhanh chóng đến ổ nhiễm khuẩn để hoạt chất phát huy tác dụng giúp tăng hiệu quả chữa bệnh. Tuy vậy, khi tiêm thuốc KS cũng cần phải lưu ý một số nhược điểm như phải có dụng cụ thích hợp (ống tiêm, kim tiêm...). Truyền dịch KS thì phải có bộ dây truyền và phải tuyệt đối vô trùng, nếu không sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng (như áp-xe, nhiễm virut viêm gan B, C). Người tiêm thuốc phải là nhân viên y tế đã qua đào tạo biết các kỹ thuật tiêm đúng cách. Tuy nhiên, thuốc tiêm KS dễ gây phản ứng toàn thân hay tại chỗ khi cơ thể không dung nạp thuốc. Khi tiêm các dung dịch thuốc KS có khi gây SPV trầm trọng, vì vậy chỉ dùng thuốc tiêm KS thay cho thuốc uống trong trường hợp cấp cứu, bệnh nhiễm trùng nặng, người bệnh không thể hợp tác uống thuốc hoặc khi dược chất cần sử dụng không có dạng thuốc uống. Khi phải dùng dạng thuốc KS tiêm, cần có sự cân nhắc bởi nếu có tác dụng không mong muốn tiêm thuốc sẽ nguy hiểm hơn uống thuốc và nguy cơ SPV có thể xảy ra ngay ở liều rất nhỏ hoặc xảy ra chậm, tức là có khi đến mũi tiêm thứ hai, thứ ba phản ứng SPV mới xảy ra.

Cách nào để bệnh nhân biết mình bị phản ứng thuốc?

Phản ứng dị ứng thuốc ngay tức thì, nặng nhất là phản ứng phản vệ mà biểu hiện lâm sàng thường gặp là SPV. Nhẹ hơn thì có thể phản ứng trên da: ngứa, nổi mẩn đỏ da (có thể khu trú tại chỗ hoặc lan ra toàn thân). Phản ứng chậm hơn ở ngoài da sau vài giờ đến vài ngày như hội chứng Stevens - Johnson, hội chứng Lyell - bong da, tróc niêm mạc toàn thân, bệnh nhân cũng có thể tử vong sau đó vì nhiễm trùng da và nhiễm trùng huyết. Sau khi dùng thuốc, nếu bị các triệu chứng kể trên thì nên đến bệnh viện ngay và thông báo cho bác sĩ biết thuốc mình đã sử dụng thật đầy đủ. Có nhiều triệu chứng mà người bệnh không thể nào biết, như uống thuốc xong bị rối loạn tiền đình, suy thận, mất tế bào máu... thì phải theo dõi nhiều ngày sau dùng thuốc mới nhận biết được bởi những cán bộ có chuyên môn.

Cần lưu ý các biện pháp dân gian như uống nước đậu xanh, uống nước chanh, lòng trắng trứng... đều không có cơ sở khoa học và không cấp cứu được dị ứng thuốc. Khi đi khám, bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ thuốc mình đã bị dị ứng hay phản ứng trước đó (nếu biết). Nên báo cho thầy thuốc tình trạng cơ thể trước đó có dị ứng với thức ăn hay chất lạ như bụi phấn, hoá chất... để có cơ sở đề phòng và hạn chế sử dụng những loại thuốc có nguy cơ cao gây dị ứng hoặc SPV. Không nên lạm dụng thuốc và đặc biệt không tự mua thuốc để điều trị, nhất là KS và một số thuốc chuyên khoa đặc trị, kể cả thuốc nhỏ mắt, bôi ngoài da có chứa KS cũng phải tuân theo chỉ định của thầy thuốc.

ThS. Lê Quốc Thịnh


Bình luận



Tin liên quan

Bài thuốc cải thiện đau đầu do thời tiết

Bài thuốc cải thiện đau đầu do thời tiết

( Công ty sản xuất giường y tế) Thời tiết thay đổi rất dễ gây ra các triệu chứng không mong muốn, làm cho cơ thể mỏi mệt, uể oải. Trong đó, đau đầu do thời tiết là một triệu chứng khá thường gặp.

Xem thêm
Người gan nhiễm mỡ ăn gì?

Người gan nhiễm mỡ ăn gì?

( Công ty sản xuất giường 2 tay quay ) Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ trong gan cao hơn bình thường. Nguyên nhân thường do rối loạn chuyển hóa lipid, dinh dưỡng không hợp lý, chức năng gan mật không ổn định...

Xem thêm
Hóa chất từ núm vú giả trẻ em có thể gây ung thư

Hóa chất từ núm vú giả trẻ em có thể gây ung thư

Thiết bị y tế Bảo Anh - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, một loại hóa chất hiện diện trong bao cao su, núm vú giả của trẻ sơ sinh,… có thể gây ung thư tương tự như khả năng gây ung thư của thịt đỏ.

Xem thêm
Vì sao đám tang ít có bà bầu và trẻ nhỏ đi dự?

Vì sao đám tang ít có bà bầu và trẻ nhỏ đi dự?

Thiết bị y tế Bảo Anh - Một số bà bầu đang khỏe mạnh, đi dự đám tang về bỗng đau ốm khật khừ, có người sảy thai. Người lớn đi dự đám tang về chưa hơ lửa đã bế trẻ sơ sinh, thế nào đêm ấy trẻ cũng khóc… Vì sao lại có chuyện này?

Xem thêm